Song theo ông Peskov, các đại diện của Nga chưa liên lạc với nhóm của ông Trump, và không có công việc nào đang được tiến hành để tổ chức một cuộc họp giữa ông Putin và ông Trump.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow chưa bao giờ từ chối tổ chức các cuộc họp, hoặc trò chuyện với phía Mỹ.
"Chúng tôi chưa bao giờ từ chối nói chuyện với bất kỳ ai. Tổng thống Putin nhấn mạnh lập trường của chúng tôi mỗi khi chủ đề này được nhắc tới. Đối thoại luôn tốt hơn là cô lập nhau", ông Lavrov nói khi được hỏi về triển vọng liên lạc với nhóm của ông Trump.
Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump với tư cách ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 24 giờ, sau khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai.
Hồi tháng 4, tờ Washington Post dẫn lời các nguồn tin cho hay ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga – Ukraine bằng cách gây sức ép buộc Kiev từ bỏ một số lãnh thổ bao gồm bán đảo Crưm và vùng Donbass. Song ông Jason Miller, cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump, cho biết thông tin này là giả mạo.
Hàn Quốc nêu khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine
Trong cuộc họp báo vào hôm nay, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên.
"Bây giờ, tùy thuộc vào mức độ tham gia của Triều Tiên, chúng tôi sẽ dần điều chỉnh chiến lược hỗ trợ của mình theo từng giai đoạn. Điều này có nghĩa là chúng tôi không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí", ông Yoon nói.
Tuyên bố của ông Yoon được đưa ra sau khi Triều Tiên bị cáo buộc điều động khoảng 12.000 quân hỗ trợ Nga trong xung đột với Ukraine.
Trước đó, ông Yoon cho biết Seoul có thể sẽ sửa đổi lệnh cấm cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho vùng chiến sự để đáp trả thông tin Triều Tiên điều quân tới Nga.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Hàn Quốc đã cung cấp viện trợ nhân đạo và phi sát thương cho Kiev, nhưng từ chối cung cấp vũ khí. Một số báo cáo từ năm 2023 cho rằng, Hàn Quốc đã bí mật cung cấp đạn pháo cho Ukraine thông qua Mỹ, song Seoul đã lên tiếng phủ nhận.
Hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc đang cân nhắc gửi hệ thống vũ khí nào cho Ukraine, song Tổng thống Yoon cho rằng "vũ khí phòng thủ" sẽ là ưu tiên. Chia sẻ với hãng tin Yonhap, một nguồn tin tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho hay việc cung cấp trực tiếp đạn pháo 155mm cho Ukraine hiện không nằm trong kế hoạch của nước này.
![]() |
![]() |
Với gần 40 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, trong đó độ tuổi của người dùng khá trẻ có nhu cầu chia sẻ trải nghiệm, thể hiện bản thân cao thì live streaming là một xu hướng nhanh chóng được người dùng Internet Việt Nam yêu thích. Sở hữu tiềm năng về người dùng lớn, nhiều "ông lớn" đang tập trung phát triển sản phẩm và cập nhật tính năng live streaming để đón đầu xu hướng này tại Việt Nam. Ngoài Youtube, Facebook, TalkTV (VNG), Twitch (Amazon)... thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều "đại gia" châu Á, phải kể đến Naver (Vapp), KJ (WSTV), Bigo...VTVGo - trực thuộc VTV - đài truyền hình Việt Nam cũng bắt đầu cuộc chơi lớn với việc live streaming các nội dung bản quyền như bóng đá (Euro 2016).
![]() |
Với đặc thù video live streaming phụ thuộc nhiều vào chất lượng nội dung & thị hiếu người dùng, thị trường hiện nay khá phân mảnh. Nền tảng Youtube Live được các công ty trong nước chủ yếu sử dụng để live streaming sự kiện, liveshow... Facebook Live hạn chế về chất lượng live streaming, được người dùng cá nhân sử dụng cho các mục tiêu tương tác tức thời, không thường xuyên. V-Live (Naver) tập trung live streaming dành riêng cho người nổi tiếng và các nội dung, live show K-Pop.
" alt=""/>Live streaming: Cuộc đua bắt đầu khốc liệt tại thị trường Việt NamTheo CNBC, Amazon đang triển khai chương trình có tên FBA dành cho các nhà sản xuất Trung Quốc. FBA cho phép nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người dùng thông qua hệ thống hậu cần khổng lồ của Amazon.
Ý định ban đầu của Amazon khá tốt đẹp vì cơ chế này sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ giảm đáng kể chi phí hậu cần. Nhưng vấn đề ở chỗ, nó cũng giúp hàng nhái Trung Quốc dễ dàng tới tay người mua thông qua hệ thống FBA hợp pháp của Amazon.
Các gian thương Trung Quốc thậm chí còn mua các nhận xét tốt cho hàng giả của họ. Chỉ trong thời gian ngắn, trên trang bán hàng trực tuyến của các gian thương này tràn ngập những lời nhận xét tốt.
Thường sản phẩm chỉ bị phát hiện là hàng giả khi chúng tới tay người dùng, hoặc khi người dùng biết phân biệt giữa hàng rởm và hàng thật.
Thực tế, Amazon không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nào. Chính vì vậy, Amazon đang bị rất nhiều khách hàng phàn nàn về điều này.
" alt=""/>Amazon vô tình tiếp tay cho gian thương Trung Quốc